Bài cúng văn khấn về nhà mới đầy đủ & chính xác nhất

Không riêng gì đối với những ngôi nhà mới xây, những hộ gia đình sửa nhà hoặc chuyển nhà thì đều phải thực hiện nghi lễ nhập trạch cho nhà mới. Việc hiểu được ý nghĩa và chuẩn bị đầy đủ này đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Đó là sự thành tâm là cốt lõi nhưng bạn cũng cần phải nắm vững lưu ý để quy trình được diễn ra hiệu quả, trang nghiêm. Đồ Thờ Gia Tiên sẽ giúp bạn tìm hiểu thông tin chi tiết và cụ thể về bài cúng văn khấn về nhà mới một cách chi tiết và đầy đủ ngay sau đây.

Bài cúng văn khấn về nhà mới
Bài cúng văn khấn về nhà mới

Nghi lễ nhập trạch về nhà mới mang ý nghĩa như thế nào?

Bài cúng văn khấn về nhà mới hay còn được biết đến với tên gọi khác là nghi lễ nhập trạch. Được biết đến đây là một trong những tập tục xưa của người Việt. Chúng là tín ngưỡng tâm linh luôn quan niệm một chỗ ở mới tất có sự kiêng lành. Trước khi một ngôi nhà được bàn giao đến với chủ mới thì cũng cần phải có nghi lễ cúng kiếng cho bền trên. Thực chất đây là việc xin phép được động thổ, được xây cất nhà và được về nhà ở. Nhập trạch sẽ là nghi lễ cuối cùng được gia chủ mới thực hiện sau khi cúng động thổ và cúng cất nóc. 

Nghi lễ nhập trạch về nhà mới
Nghi lễ nhập trạch về nhà mới

Thực hiện cúng về nhà mới giúp ngôi nhà định cư

Đối với nghi lễ nhập trạch này sẽ không phân biệt là nhà mới mua hoặc gia chủ mới mua. Miễn là người sở hữu căn nhà là một người khác thì người đó cần phải làm lễ nhập trạch. Nghi lễ này không mang màu sắc mê tín dị đoan mà được biết đây như một nghi thức tâm linh của người Việt ta. Là sự biết trước sau của gia chủ đối với vùng đất, ngôi nhà là họ định cư. 

Ông cha ta xưa kia đã có câu “ an cư mới lạc nghiệp” có nhà ở có yên ổn thì mới mong công danh thuận lợi. Nhà cửa chỉ yên khi có người ở thuận trời, được thổ công bảo vệ và được thần linh ở trên cao phù trợ. Muốn an cư thì những nghi lễ nhập trạch này là điều không thể thiếu được. 

Bài viết cúng nhập trạch giống như một lá đơn đăng ký hộ khẩu với thần linh tại thiên và thổ địa tại vùng này. Việc mua nhà hay chuyển nhà, sửa sang hay xây mới là cách trực tiếp gây ảnh hưởng đến sự an cư của bạn. Sự kiện này là bước ngoặt mới cho vượng suy của mỗi nhà. Gia chủ khi làm đúng với nghi thức an cư tại nhà mới thì người ở sẽ luôn cảm thấy an tâm và tin tưởng. 

Nghi thức cúng nhà mới đóng vai trò quan trọng 

Nghi thức này đối với nhiều người xem phong thủy đóng vai trò quan trọng nó được coi là bước đệm cho con đường phấn đấu ở phía trước. Chính vì thế nó đã tượng trưng cho ý nghĩa an cư lạc nghiệp là vậy. Ý nghĩa của lễ cúng này không chỉ dừng lại ở trên trang giấy cúng, nó còn xuyên suốt ở trong quá trình định cư của người chủ nhà. 

Những điều cần lưu ý khi thực hiện lễ cúng nhập trạch về nhà mới

Trước khi bước vào lễ cúng nhập trạch được tiến hành, chủ nhà cần phải lưu ý chuẩn bị thật tốt về mặt ngày giờ phong thủy cũng như việc bày biện. Chúng ta hãy cùng lưu ý về công đoạn lễ cúng nhập trạch về nhà mới sau đây. 

lưu ý khi thực hiện lễ cúng nhập trạch về nhà mới
lưu ý khi thực hiện lễ cúng nhập trạch về nhà mới
  • Hãy chọn ngày giờ làm lễ nhất định cần phải tham khảo ngày giờ hoàng đạo. Giờ tốt cho cuộc sống và công danh gia đình 
  • Hãy sắm sửa bàn thờ hay di chuyển đồ thờ không nên nhờ người ngoài làm, phải là người trong nhà phải thực hiện. Có quan hệ gần gũi hoặc đích thân gia chủ làm mới nên. 
  • Không nên chuyển đồ trước khi nhập trạch vào buổi tối. Theo đó thời điểm tốt nhất là buổi sáng hoặc trưa hay khi mặt trời sắp lặn. Bởi những  khoảng thời gian này vẫn còn dồi dào vượng khí, phúc khí tốt có thể nương theo vào nhà. 

Thực hiện nghi lễ cúng nhập trạch như thế nào?

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cách thực hiện nghi lễ cúng nhập trạch sẽ bao gồm những bước sau:

Thực hiện nghi lễ cúng nhập trạch như thế nào
Thực hiện nghi lễ cúng nhập trạch như thế nào

Đốt lò than và sắp xếp lễ cúng

Trước tiên bước vào lễ cúng nhập trạch, việc đầu tiên bạn cần phải làm đó là đốt lò than và để lò ở ngay giữa cửa chính của ngôi nhà. Sau đó chủ nhà sẽ bước qua lò đầu tiên bằng chân trái chạm đất trước, trên hai tay bên một bài vị gia tiên. Các thành viên còn lại không phân biệt nam hay nữ, già hay trẻ đều phải bước qua tùy ý. Trên tay có cầm theo vật dụng may mắn, mở cửa thông thoáng khí ở trong nhà. 

Tiếp theo hãy sắp xếp lễ bàn thờ gia tiên, gia thần. Tiến hành sắp cúng nghi lễ nhập trạch. Lễ vật được để lên trên bàn hoặc mâm kê vào chỗ có hướng đẹp với gia đình. Tự tay gia chủ thắp nhang vào một bát nhang làm tạm thời và sau đó thắp nhang, khấn lễ.

Thực hiện cúng lễ

Khi chủ nhà làm lẽ thì người thân nên đứng ở đằng sau người khấn chắp tay kính cẩn trước mâm lễ. Sau khi khấn xong bài cúng văn khấn về nhà mới thì gia chủ hãy đợt nhang tàn hẳn thì mới bắt đầu chuẩn bị bếp nấu và đun nước từ 5 – 10 phút. Đây chính là việc khai hỏa cho nhà mới để tạo nên sinh khí thuần dương cho nhà. 

Hãy đốt vàng mã đến khi không còn tàn dư sau đó dùng rượt đã cúng để tưới lên tro giấy. Những chén muối, gạo, nước thì cần giữ lại và đưa vào bàn thờ Táo quân cúng. Nếu như chỉ nhập trạch lấy ngày tốt vào nhà mới khi chưa có nhu cầu ở ngay thì gia chủ cần phải ngủ lại một đêm ở nhà mới. 

Sau khi gia chủ đã khấn Thần Linh xong thì gia chủ hãy làm lễ cáo yết gia tiên rồi mới được dọn dẹp đồ đạc. Tổ chức lễ bái tạ các tổ tiên và thần Phật vào một ngày đẹp khác để được trọn vẹn trước sau. 

Bài cúng văn khấn về nhà mới

Bài cúng văn khấn về nhà mới
Bài cúng văn khấn về nhà mới

Kính Lạy: Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn Thần.

Các Ngày Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa, Bản Gia Táo Quân cùng Các Thần Linh Cai Quản Trong Khu Vực Này.

Hôm nay là ngày……tháng……năm…… . Tín chủ chúng con là………

Hiện ngụ tại……..Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật các thứ cúng dâng bày ra trước án, kính cẩn tấu trình: Hôm nay gia đình chúng con công trình viên mãn, chọn được ngày lành tháng tốt dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cúi xin chư vị Linh thần cho phép chúng con, được rước vong linh Tiên Tổ về đây thờ phụng để tỏ tấc lòng hiếu thuận của con cháu. Nguyện xin chư vị tâm thành chứng minh, độ cho chúng con từ đây gia đạo an khương, làm ăn thuận lợi, sanh ý hưng long, đinh tài lưỡng vượng.

Tín chủ lại mời các vị Hương Linh phảng phất trong khu vực này, các Linh Hồn Chiến sĩ trận vong, các oan hồn uổng tử không nơi nương tựa quanh đây xin cùng tề tựu hâm hưởng lễ vật. Tín chủ thành tâm lễ tạ Chư vị Hương Linh bấy lâu đã hộ trì tín chủ khởi công thuận lợi, cho đến nay đã hoàn tất thi công, tín chủ lại xin các vị tiếp tục phù trì tín chủ từ đây ăn nên làm ra, gia đạo thuận hòa, người người an lạc, nạn tiêu tai giảm, toàn gia hưng thịnh.

Bài văn khấn cúng gia tiên khi vào nhà mới

Liệt Tổ Liệt Tông… (ghi họ tộc chỗ này) Gia Tại Thượng. Cửu Huyền Thất Tổ Nội Ngoại …… Gia Tiên Linh

Hôm nay là ngày…… tháng…… năm…… . Gia đình chúng con dọn đến đây là…………………….. (ghi địa chỉ)

Hôm nay chúng con thiết lập hương án, sắm sanh phẩm vật, trước linh vị kính trình các Cụ tổ Tiên nội ngoại 2 bên: nhờ hồng phúc Tổ Tiên, nhờ Âm Đức cha mẹ, chúng con đã tạo được ngôi gia. Nay hoàn tất thi công, chúng con chọn được ngày lành tháng tốt để di cư nhập trạch, kính rước chư Hương linh Tiên Tổ về đây để chúng con sớm hôm hương khói tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin, Ông Bà Tổ tiên nội ngoại 2 bên thương xót con cháu, chứng giám lòng thành giáng lâm linh án thụ hưởng lễ vật. Độ cho chúng con phước lộc song tu, gia đạo hưng long, xuất nhập bình an, lộc tài thạnh vượng.

Cúi mong Anh linh Tiên Tổ chứng giám, thọ cảm ân sâu. Kính cáo

Kính Cáo

Văn khấn Thần linh khi về nhà mới

Văn khấn Thần linh khi về nhà mới
Văn khấn Thần linh khi về nhà mới

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là:……………………………………….

Hôm nay là ngày….. tháng…. năm…. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Trước bản toạ chư vị Tôn thần tín chủ con kính cẩn tâu trình:

Các vị Thần linh,

Thông minh chính trực,

Giữ ngôi tam thai

Nắm quyền tạo hoá

Thể đức hiếu sinh

Phù hộ dân lành

Bảo vệ sinh linh.

Nêu cao chính đạo.

Nay gia đình chúng con hoàn tất tân gia, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh Thần cho chúng con được nhập vào nhà mới tại:………………………………. và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần. Chúng con xin phép chư vị Tôn thần cho rước vong linh Gia tiên chúng con về ở nơi này để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị minh Thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào vạn sự như ý, vạn điều tốt lành.

Tín chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho tín chủ con sức khoẻ dồi dào, an khang, thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Như vậy, Đồ Thờ Gia Tiên đã cung cấp đến quý vị bạn đọc những thông tin chi tiết về lễ cúng nhập trạch cũng như bài cúng văn khấn về nhà mới một cách cụ thể và chi tiết. Nếu như bạn đang có nhu cầu mua những sản phẩm Bát Tràng, đồ thờ cúng bằng sứ thì hoàn toàn có thể yên tâm đến với Đồ Thờ Gia Tiên. Tại đây chúng tôi luôn tự hào là đại lý gốm sứ Bát Tràng chính hãng. Vì là đơn vị sản xuất trực tiếp nên giá thành sản phẩm luôn phải chăng phù hợp với túi tiền của người dùng. Thông tin chi tiết hãy kết nối với website dothogiatien.vn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *